Tin hoạt động Đóng
Trang chủ    Tin tức - Sự kiện    Tin hoạt động

Đối thoại –rất cần thiết nhưng phải đúng và trúng
Hiện nay các cấp, các ngành, các đơn vị đã và đang tổ chức Đối thoại với người lao động thuộc quyền quản lý, các đơn vị trong ngànhĐường sắt cũng nằm ngoài su hướng ấy. Ai cũng biết tổ chức đối thoại giữa Lãnh đạo chuyên môn, Công đoàn với Người lao động là cần thiết, tính ưu việt ai cũng thấy rõ. Nhưng hiệu quả hay không thì lại là chuyện khác chính từ nhận thức và phương pháp tổ chức cử người đứng ra tổ chức đối thoại.
Phải “Nhắm” đúng đích:  Mục đích của việc tổ chức đối thoại là nắm bắt tâm tư nguyện vọng, những vướng mắc về trong sản xuất, về chế độ chính sách .v.v…trong các đơn vị cũng như của người lao động. Là dịp Lãnh đạo có thêm thông tin phản hồi một cách khách quan về quá trình tổ chức sản xuất, công tác quản lý, công tác giáo dục tư tưởng chính trị, các hoạt động của đơn vị, những thông tin tương tác giữa người sử dụng lao động và người lao động. Để từ đó có kế sách, kế hoạch và biện pháp thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ.
            Thông qua đối thoại người lao động đóng góp những ý kiến, sáng kiến hay, tư vấn hướng đi trong quá trình phát triển. Bởi lẽ, khoảng cách về không gian, thời gian giữa người lãnh đạo với người lao động; Rồi tâm lý ngại “Vào cửa quan” là không thể tránh khỏi, đặc thù của Công nhân ngành Đường sắt là chế độ ban kíp, lưu động thì khoảng cách ấy lại càng trở nên vời vợi. Không ít trường hợp công nhân chỉ đến khi nhận quyết định nghỉ hưu mới biết trụ sở cơ quan chủ quản mình.

Thì cuộc đối thoại là dịp “Có một không hai” người lao động được rút ruột gan, bày tỏ quan điểm của mình trước lãnh đạo các cấp và cũng là lực lượng chính và yếu tố quan trọng quyết định đến thành bại của đơn vị.

Lãnh đạo Chuyên môn, Công đoàn  phân “Vai” rõ ràng:  Ai cũng biết, nhưng cũng phải cũng hiểu vị trí, vai trò của hai ghế: Lãnh đạo chuyên môn và Công đoàn đồng chủ trì của cuộc đối thoại. Đối với lãnh đạo chuyên môn là thể hiện ý trí của người lãnh đạo, người sử dụng lao động thì không thể tránh khỏi những ý kiến chưa đồng thuận, thậm chí “xung đột” với người lao động vì hai bên cần bảo vệ quyền lợi, lợi ích của mình là lẽ đương nhiên.

Chuyên môn – Công đoàn phải là “Hai mặt của một vấn đề”:  Không ai khác thực tế nhất là tiếng nói hiện trường, của người lao động. Có thể không tế nhị lắm, thậm trí hơi khó nghe hoặc dễ sa đà vào vấn đề quá cụ thể, chi tiết nhưng suy cho cùng đó xuất phát từ chữ “Tâm” , tính bộc trực vốn có ở người lao động trực tiếp . Nếu như những ý kiến hay, giải pháp đúng thì cần được tiếp thu và tôn trọng . Ngược lại những vấn đề liên quan đến quyền lợi, chế độ người lao động, những nhạy cảm khác thì vai trò Công đoàn phải đóng vai “Là cha, là mẹ” một cách công tâm. Nếu ý kiến chưa đúng, chưa trúng thì cần phân tích, giải thích trên cơ sở pháp luật và điều lệ cho phép để mọi người thấu hiểu; Ngược lại đôi khi phải  “Đối đầu” với Lãnh đạo chuyên môn đứng về phía người lao động nếu đó là quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Nhưng tựu chung là tìm được tiếng nói chung, tạo sự đồng thuận xuyên suốt từ trên xuống dưới, từ lãnh đạo đến công nhân.  Từ đó có những giải pháp, quyết sách đúng – Đó là yếu tố mang tính quyết định cho sự ổn định  phát triển bền vững của đơn vị.

Cần ý kiến phản biện hơn là khen nhau: Lâu nay sự gặp gỡ của Lãnh đạo các cấp với người lao động thông thường là các đại biểu “Ưu tú” ở các Đại hội, hội nghị thì  cấp dưới tán dương, ca ngợi cấp trên; Ngược lại cấp trên biểu dương cấp dưới bằng những mỹ từ để cùng làm vừa lòng nhau. Để khi bế mạc mọi người đề vui vẻ, hả hê và diễn văn kiểu gì cũng có câu “Thành công tốt đẹp”.  Xuân thu nhị kỳ hẹn gặp lại lần sau, chắc chắn lại thành công tốt đẹp.

Ngay cả khi Lãnh đạo các cấp đi kiểm tra, đến làm việc tại các đơn vị thì chủ yếu tiếp xúc với “Cán bộ” chứ với Công nhân thì hãn hữu và không có thời gian để nghe những ý kiến trái chiều. Những vướng mắc, những vấn đề còn khúc mắc hoặc ấm ức- Không loại trừ những ý kiến  chưa “Chuẩn” do người lao động chưa hiểu đầy đủ do thiếu thông tin hoặc chưa hiểu căn nguyên các chế độ, chính sách, các quy chế, quy định. Hơn bao giờ hết họ cần Công đoàn ở việc tuyên truyền, giải thích đem lại cho họ thêm sự hiểu biết và để họ thực sự coi tổ chức Công đoàn là chỗ dựa tin cậy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của họ. Tựu chung Công đoàn phải đứng về phía người lao động, tránh tình trạng “Tiền hô, hậu ủng” “ Chuyên môn hát, công đoàn khen hay” thì chắc chắn đối thoại không đạt kết quả như mong đợi.

Hậu “Đối thoại” Là một chữ “Tín”:

Không ít cuộc đối thoại kết thúc rất có hậu là lãnh đạo chuyên môn có diễn văn rất bài bản đại loại là cám ơn các ý kiến phát biểu, nghiêm túc tiếp thu sẽ nghiên cứu và có biện pháp hiệu quả và đáp ứng nguyện vọng của của người lao động. Một số vấn đề thuộc quyền sẽ có văn bản gửi tới các đơn vị để triển khai đến người lao động. Sau hàng loạt cam kết, lời hứa là tiếng vỗ tay rầm rộ và sự náo nhiệt của buổi liên hoan rồi mọi việc đâu lại vào đấy, từ từ rơi vào im lặng. Điều đó, làm cho đối thoại sẽ phản tác dụng.

Hậu “Đối thoại” là một loạt vấn đề hết cần thiết, kịp thời. goài những ý kiến có thể giải quyết tại chỗ, mỗi cấp có bộ phận tham mưu có chuyên môn sâu từng lĩnh vực để xem xét từng vấn đề một cách thấu đáo theo đúng các quy định hiện hành để có văn bản trả lời: Phương án giải quyết, bộ phận và thời gian thực hiện. Nếu thuộc thẩm quyền cấp trên thì có văn bản đồng thời cũng thông báo cho người lao động biết. Tất cả những thông tin đó được thông báo rộng rài cho các đơn vị cũng như CBCNV trực thuộc biết để người lao động cảm thấy những ý kiến cũng như bản thân của họ được coi trọng. Một điều quan trọng là những ý kiến trả lời phải có tính khả thi cao, đó cũng là chữ “Tín” để nâng cao vị thế của người lãnh đạo.

Khảng định bản chất việc tổ chức đối thoại là hết sức cần thiết, tuy nhiên hiệu quả như thế nào là hoàn toàn phụ thuộc hình thức, nội dung, phương pháp tổ chức và bản lĩnh, năng lực của người chủ trì. Nếu làm tốt chắc chắn sẽ tập hợp được trí tuệ của tập thể, khi đó thành công của đơn vị là khả dĩ, sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ sức mạnh của sự đoàn kết:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công đại thành công.

Hay:

Dễ vạn lần không dân cũng chịu;

Khó vạn lần dân liệu cũng xong.
    Bookmark and Share
Quảng cáo Đóng